Cơ hội nghề nghiệp
Thực trạng nhân lực ngành Xây dựng Cầu đường
Xây dựng Cầu đường là chuyên ngành vô cùng thiếu hụt nhân lực bởi sự phát triển liên tục của cơ sở hạ tầng. Vậy kỹ sư cầu đường sẽ làm những gì? Thực trạng nhân lực ngành Xây dựng Cầu đường ra sao?
Công việc của ngành Xây dựng Cầu đường gồm những gì?
Để xây nên những bệnh viện, trường học, ngôi nhà hay những cây cầu thì các kỹ sư cầu đường có thể chọn một trong hai loại công việc sau đây: giám sát thi công và tư vấn thiết kế công trình. Mỗi vị trí đều có khó khăn và tính chất công việc khác nhau. Đi sâu tìm hiểu công việc của ngành Xây dựng Cầu đường ta có thể thấy cụ thể như sau:
Kỹ sư giám sát thi công cầu đường
Kỹ sư giám sát thi công cầu đường là người chịu trách nhiệm giám sát, điều chỉnh và hướng dẫn công việc cho công nhân. Họ phải luôn theo sát và chịu trách nhiệm về chất lượng của một công trình. Công việc của một giám sắt bao gồm:
- Theo dõi tiến độ hoạt động của công trình: Kiểm tra định kỳ về chất lượng thi công của các đội dựa vào khối lượng công việc. Lập hồ sơ để quản lý các đội thi công, theo dõi tiến độ hoạt động theo sổ nhật ký công việc. Phát hiện những sai sót về hồ sơ và quá trình thi công
- Nghiệm thu chất lượng thi công: xác nhận công trình thi công đúng tiêu chuẩn thiết kế, đảm bảo chất lượng đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghiệm thu hạng mục đạt yêu cầu chất lượng theo quy định và từ chối công trình không đạt yêu cầu. Lập bảng nghiệm thu công việc theo quy định
- Xác nhận công trình đúng với bản thiết kế và quy chuẩn chất lượng
- Đảm bảo thực hiện đúng theo hợp đồng với nhà thầu
- Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý khi xây dựng
Với một kỹ sư đã từng giám sát công trường với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Xây dựng Cầu đường; người kỹ sư có thể lập một công ty tư nhân về đầu tư thi công các công trình xây dựng.
Kỹ sư tư vấn thiết kế
Công việc của một tư vấn viên không phải di chuyển xa đa phần chỉ làm việc ở văn phòng. Khi đảm nhận dự án lớn thì phải trực ở công trường để chỉnh sửa thiết kế. Những phần việc một kỹ sư tư vấn thiết kế phải làm:
- Tiếp nhận các dự án công trình do cấp trên phân công
- Khảo sát, trắc địa khu vực cần thi công công trình
- Làm báo cáo nghiên cứu tính khả thi của công trình và hiệu suất dự án
- Lập ra các biện pháp chi tiết cho thi công, lập bản vẽ và và tính toán số liệu
Ngành Xây dựng Cầu đường thiếu hụt nhân lực
Xây dựng là ngành tương đối đa dạng về vị trí công việc. Các kỹ sư xây dựng có rất nhiều cơ hội làm việc tốt với điều kiện phát triển cao trong ngành.
Hiện nay; cả nước có gần 78.000 doanh nghiệp xây dựng trong đó có 4 triệu lao động. Dự tính trong 5 năm tới nhân lực trong ngành Xây dựng Cầu đường phải đạt gấp đôi. Việt Nam dành ra 30-40% GDP/ năm đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình văn hóa, dịch vụ, đô thị hóa.
Các dự án xây dựng ngày càng nhiều, số lượng nhân sự lại không đáp ứng đủ. Cơ cấu trung bình của Việt Nam giữa kỹ sư và người có trình độ là 1:1,3 trong khi trên thế giới là 1:4. Từ đó cho thấy sự thiếu hụt nhân lực trong ngành xây dựng. Cũng theo tỷ lệ sinh viên khoa kỹ thuật công trình làm đúng nghề đào tạo sau khi ra trường hơn 98%.
Nhìn nhận vào thực tế ta có thể thấy được thực trạng nhân lực ngành Xây dựng Cầu đường đang vô cùng thiếu hụt; chính vì lẽ đó cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp ngành Xây dựng Cầu đường vô cùng rộng mở. Nếu đang phân vân giữa các chuyên ngành thì đây cũng là một ngành học đáng để bạn tìm hiểu.