Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Xây dựng Cầu đường thu hút nhân lực trong tương lai
Ngành xây dựng luôn là một trong những lĩnh vực có tốc độ phát triển cao nhất hiện nay với hàng loạt dự án liên tục được triển khai từ Bắc tới Nam; đặc biệt là xây dựng hạ tầng giao thông. Nguyên nhân dẫn tới sự phát triển này là do tăng số lượng phương tiện giao thông; làm tăng nhu cầu về mạng lưới giao thông. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới; số lượng ô tô dự kiến sẽ đạt mốc 2 tỷ trên toàn cầu vào năm 2040. Thị trường xây dựng cầu toàn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh do tăng đầu tư, sáng kiến của chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó; sự gia tăng tốc độ đô thị hóa cũng dự kiến sẽ thúc đẩy sự mở rộng của các mạng lưới đường giao thông trên toàn cầu; từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Do đó; Ngày Xây dựng Cầu đường đã và đang là một ngành “hot” trong những năm gần đây với số cơ hội nghề nghiệp ngành Xây dựng Cầu đường không ngừng gia tăng cùng mức đãi ngộ tốt.
Tại sao nên học kỹ thuật xây dựng cầu đường?
Tương lai của ngành Xây dựng Cầu đường sẽ còn tiếp tục phát triển; khi mà tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh và rộng khắp trên tất cả các địa phương. Ngành Xây dựng cầu đường thiếu hụt nhân sự bởi sự phát triển nhanh của cơ sở hạ tầng. Việt Nam dành ra 30-40% GDP/năm để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng, công trình văn hóa, du lịch, đô thị hóa.
Các dự án xây dựng ngày càng nhiều trong khi số lượng nhân sự lại không đáp ứng đủ. Nhiều chuyên gia trong ngành Xây dựng Cầu đường đưa ra dự báo; nhu cầu nhân lực của ngành Xây dựng Cầu đường sẽ tăng thêm khoảng 400.000 – 500.000 lao động mỗi năm. Với tốc độ phát triển như hiện nay thì số lượng lao động làm việc trong ngành Xây dựng Cầu đường vào năm 2030 có thể đạt tới con số khoảng 12 – 13 triệu người.
Hầu hết chủ đầu tư cho các dự án xây dựng cầu đường là chính phủ; vì vậy công việc trong ngành này có một sự đảm bảo nhất định; nhất là về thu nhập và số lượng các dự án. Ở các quốc gia đang phát triển năng động và có mức tăng trưởng trung bình hàng năm cao như Việt Nam; đầu tư cho cơ sở hạ tầng chủ yếu tập trung vào giao thông vận tải.
Chương trình đào tạo
Theo học ngành Xây dựng Cầu đường; ngoài những kiến thức đại cương theo quy định, sinh viên sẽ được chú trọng đào tạo chuyên sâu về thiết kế và thi công công trình cầu đường. Được trang bị kiến thức về kiến trúc công trình cầu, đường, hầm… cả trong đô thị và ngoài đô thị; học cách thiết kế, thi công, quản lý và sửa chữa các công trình cầu, đường.
Trong suốt quá trình học tập; sinh viên học chuyên ngành Xây dựng Cầu đường sẽ được tiếp cận với mô hình CDIO (Conceive/Hình thành ý tưởng) – Design/Thiết kế – Implement/Triển khai – Operate/Vận hành); đồng thời được đào tạo sâu các kỹ năng thực hành nghề nghiệp, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, tiếp cận thực tế sản xuất trong lĩnh vực xây dựng công trình Cầu đường nói riêng và ngành Kỹ thuật xây dựng nói chung.
Song song đó là rèn luyện những kỹ năng cơ bản để phục vụ việc thi công, trình bày các dự án thực tế về công trình như kỹ năng làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, thuyết trình, phân tích thống kê,… các phần mềm bổ trợ như: Autocad, SAP200 hay cao cấp hơn là Civil 3D.
Cơ hội nghề nghiệp
Ngành Xây dựng Cầu đường là ngành tương đối đa dạng về vị trí công việc. Các kỹ sư xây dựng có rất nhiều cơ hội làm việc tốt với điều kiện phát triển cao trong nghề. Sinh viên ra trường có thể đảm nhận các vị trí việc làm như sau:
- Tư vấn, thiết kế tại các đơn vị có chức năng phù hợp trong nước và nước ngoài.
- Làm các công việc kỹ thuật, quản lý chất lượng, tại các đơn vị sản xuất trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp.
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến ngành xây dựng hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình từ trung ương đến địa phương.
- Tham gia giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề….
- Nghiên cứu khoa học thuộc các lĩnh vực về chuyên ngành xây dựng ở các Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu.
Từ những chia sẻ trên; ta nhận thấy ngành Xây dựng Cầu đường đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống việc làm nước ta nói riêng và thế giới nói chung. Theo đó; ngành học này ngày càng luôn hút được một lượng lớn nhân lực với tỉ lệ nhân lực chất lượng cao ra trường hằng năm cao hơn nhiều so với nhiều ngành kỹ thuật khác. Đây được xem là ngành học có nhiều hứa hẹn trong tương lai gần.
Pingback: Xu hướng ngành Xây dựng Đà Nẵng | Ngành Xây dựng Cầu đường