Cơ hội nghề nghiệp
Không lo thất nghiệp với ngành Xây dựng Cầu đường
Khi chọn ngành học, chỉ dựa trên sở thích, đam mê thôi là chưa đủ, các bạn còn phải xét cả những yếu tố về nhu cầu xã hội và cơ hội nghề nghiệp. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau nói về ngành Xây dựng Cầu đường và việc không lo thất nghiệp với ngành Xây dựng Cầu đường.
Ngành học không lo thất nghiệp
“Học ngành này sẽ không bao giờ thất nghiệp” lời khẳng định trên nếu nói về ngành khác thì sẽ là xa vời nhưng đối với ngành Xây dựng Cầu đường thì đó là sự thật.
Cơ sở của câu trả lời này chính là từ nhu cầu của xã hội, từ thực trạng về nguồn nhân lực của ngành Xây dựng Cầu đường hiện nay và từ đặc thù công việc của ngành.
Thứ nhất, nói đến nhu cầu xã hội thì nước ta là một nước đang phát triển nên ngày càng cần xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ cao trong thiết kế và xây dựng giao thông, cầu đường. Thứ hai, nói đến thực tế nguồn nhân lực của ngành này thì ta có thể khẳng định là đang vô cùng thiếu thốn nhân lực chất lượng cao.
Cuối cùng là từ đặc thù của công việc. Đây là nghề rất vất vả, những chuyến công tác xa nhà để bám sát công trình là điều khó tránh khỏi. Chính vì thế nếu không có đam mê, rất nhiều bạn chẳng thể theo ngành này. Nguồn nhân lực vì thế đã ít ngày càng ít hơn. Nhưng công sức bạn bỏ ra sẽ được bù đắp xứng đáng. Nếu dùng một câu để nói về những người làm nghề này thì đó là: Việc không nhẹ nhưng lương lại cao.
Thông tin ngành Xây dựng Cầu đường
Những bạn học sinh đang có định hướng theo học ngành Xây dựng Cầu đường thì việc tìm hiểu thông tin ngành Xây dựng Cầu đường là vô cùng cần thiết. Trước hết; các bạn cần biết rằng sau khi tốt nghiệp ngành Xây dựng Cầu đường thường có hai hướng công việc chính: kỹ sư tư vấn thiết kế và giám sát công trình.
-
Kỹ sư tư vấn thiết kế:
Nhiệm vụ chính của kĩ sư tư vấn thiết kế là: Khảo sát địa hình, địa chất, lập dự án nghiên cứu tính khả thi của công trình, tính toán, lập bản vẽ chi tiết… trước khi thi công một công trình giao thông nào đó. Họ thường làm việc ở văn phòng, ít phải đi xa và luân chuyển theo công trình. Nhưng để trở thành một nhà tư vấn như thế đòi hỏi kĩ sư đó có kinh nghiệm lâu năm.
-
Kỹ sư giám sát công trình:
Kỹ sư giám sát là người chịu trách nhiệm chính về chất lượng công trình như: Theo dõi tiến độ một công trình; bảo đảm công trình đúng thiết kế theo quy chuẩn chất lượng; yêu cầu nhà thầu đảm bảo những phần việc theo đúng hợp đồng. Kỹ sư giám sát có thể đề xuất những bất hợp lý trong quá trình tiến hành với chủ đầu tư để kịp thời sửa đổi… Đây chính là đất dụng võ của những người mới ra trường vì sau thời gian dài học lí thuyết trên sách vở thì bạn cần đi để trải nghiệm.
Vai trò của ngành Xây dựng Cầu đường đối với xã hội hiện nay là rất lớn nhưng tỉ lệ nghịch với nó chính là số lượng nhân lực chất lượng cao của ngành này. Chính vì lẽ đó; cơ hội việc làm ngành Xây dựng Cầu đường luôn cao hơn so với nhiều chuyên ngành khác. Nếu đang có hứng thú với ngành học này thì hãy tìm hiểu thật kỹ và chọn lựa thật chính xác nhé.
Pingback: Nhân lực ngành Xây dựng Cầu đường | Ngành Xây dựng Cầu đường
Pingback: Sau khi tốt nghiệp ngành Xây dựng Cầu đường có thể làm gì? | Ngành Xây dựng Cầu đường