Các khối thi vào ngành Xây dựng Cầu đường là gì?

Ngành Xây dựng Cầu đường (hay còn gọi là ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông) là ngành học chuyên về lĩnh vực thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông phục vụ đời sống xã hội như: cầu; đường bộ; đường cao tốc; đường sắc; đường hầm; cảng; sân bay… Vậy làm sao để trúng tuyển ngành Xây dựng Cầu đường? hay các khối thi vào ngành Xây dựng Cầu đường là gì?

khối thi vào ngành Xây dựng Cầu đường
Các khối thi vào ngành Xây dựng Cầu đường là gì?

Khối thi vào ngành Xây dựng Cầu đường

Để có thể theo học ngành Xây dựng Cầu đường, các sĩ tử dự thi kỳ thi THPTQG có thể lựa chọn những khối thi sau:

  • Khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • Khối A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • Khối B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • Khối D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • Khối A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
  • Khối A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
  • Khối A10 (Toán, Vật lý, GDCD)
  • Khối D29 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Pháp)
  • Khối D01 (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh)
  • Khối C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • Khối C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)

Điểm chuẩn vào ngành Xây dựng Cầu đường

Điểm chuẩn vào ngành Xây dựng Cầu đường còn tùy thuộc vào từng trường đại học, từng phương thức xét tuyển cũng như tùy vào từng tổ hợp môn và chỉ tiêu xét tuyển… Theo đó; không thể biết được chính xác điểm trúng tuyển ngành Xây dựng Cầu đường cho đến khi các cơ sở đào tạo tự thông báo mức điểm của trường mình.

Tuy vậy; trong một vài năm gần đây, điểm chuẩn dựa trên kết quả thi THPTQG thường dao động từ 14-25 điểm. Ngoài ra; một số trường xét tuyển theo phương thức học bạ thường có mức điểm chuẩn từ 18-26 điểm.

Điểm chuẩn ngành Xây dựng Cầu đường
Điểm chuẩn vào ngành Xây dựng Cầu đường

Các chuyên ngành thuộc ngành Xây dựng Cầu đường

Để xác định đúng ngành nghề yêu thích trong tương lai cũng như lựa chọn được hướng đi phù hợp cho bản thân; các bạn sĩ tử cần nắm rõ được các chuyên ngành cơ bản của ngành Xây dựng Cầu đường gồm:

  • Xây dựng cầu đường: nhiệm vụ của ngành học này là tạo ra mạng lưới giao thông đường bộ thông suốt.
  • Xây dựng giao thông đường sắt: sinh viên được bổ sung kiến thức về vật liệu xây dựng, sản phẩm, hoạt động chuyên nghiệp và các vấn đề tổng quan về đường sắt.
  • Xây dựng giao thông cảng, sân bay: chuyên về các lĩnh vực xây dựng cảng, sân bay hàng không…
chuyên ngành ngành Xây dựng Cầu đường
Các chuyên ngành cơ bản của ngành Xây dựng Cầu đường

Với những chia sẻ vô cùng chi tiết liên quan đến khối thi và điểm thi của ngành Xây dựng Cầu đường mong rằng sẽ giúp các bạn sĩ tử giải đáp được phần nào những thắc mắc liên quan đến ngành học này.