Thông tin tuyển sinh
Ngành Xây dựng Cầu đường thi khối nào?
Hiện nay; ngành Xây dựng Cầu đường nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn thí sinh trong mỗi mùa tuyển sinh. Tuy nhiên; hầu như các bạn đều chưa hiểu rõ về các thông tin liên quan đến ngành học này; nhất là những thông tin như: “ngành Xây dựng Cầu đường thi khối nào?” hay “ngành Xây dựng Cầu đường học ở đâu là tốt?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thiết yếu liên quan đến ngành Xây dựng Cầu đường.
Khối xét tuyển ngành Xây dựng Cầu đường
Bên cạnh những thông tin giới thiệu chung; việc tìm hiểu về khối xét tuyển ngành Xây dựng Cầu đường là một trong những nội dung được tìm kiếm nhiều nhất trên các trang web.
Vì nhu cầu tuyển dụng ngành Xây dựng Cầu đường ngày một lớn; do đó các tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành này cũng đa dạng hơn trước rất nhiều; cụ thể có thể kể đến các tổ hợp môn như:
- A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật Lý, Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Anh)
- D29 (Toán, Vật lý, Pháp)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- D07 (Toán, Hóa học, Anh)
- B00 (Toán, Hóa, Sinh học)
- C01 (Toán, Văn, Vật lý)
- C02 (Ngữ Văn, Toán, Hóa học)
- A16 (Toán học, Khoa học tự nhiên, Văn)
Nhìn vào những tổ hợp môn trên có thể thấy phạm vi xét tuyển ngành Xây dựng Cầu đường bao gồm cả nhóm Khoa học Tự nhiên và nhóm Khoa học Xã hội. Điều này cho thấy kể cả những bạn học khối D và C vẫn có khả năng xét tuyển vào ngành Xây dựng Cầu đường.
Ngành Xây dựng Cầu đường học gì?
Theo học ngành Xây dựng Cầu đường, kỹ sư sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực giao thông cầu đường. Trình bày các dự án thực tế về công trình như kỹ năng làm việc nhóm, thiết kế đường ô tô, cầu thép, khai thác và sửa chữa công trình giao thông, kiểm tra an toàn lao động học được các phần mềm bổ trợ như: Autocad, SAP200 hay cao cấp hơn là Civil 3D.
Không chỉ có vậy; khi tìm hiểu về những môn học ngàn Xây dựng Cầu đường bạn còn phải biết những môn học chuyên ngành cụ thể, chẳng hạn:
- Thiết kế nền mặt đường
- Thiết kế và xây dựng hầm giao thông
- Quy hoạch giao thông vận tải và mạng lưới đường bộ, đường sắt, hàng không, sân bay
- Thiết kế hình học và khảo sát thiết kế đường bộ
- Khai thác định cầu
- Kỹ thuật giao thông và tin học ứng dụng cầu
- Thiết kế và xây dựng cầu thép
- Kinh tế và quản lý khai thác đường
- Xây dựng và đánh giá chất lượng
- Giao thông và đường đô thị
- Thiết kế và xây dựng mố trụ cầu
- Thiết kế và xây dựng cầu BTCT
Ngành Xây dựng Cầu đường học ở đâu tốt nhất?
Là một ngành học đặt thù; nên không phải trường đại học nào cũng có thể đào tạo ngành Xây dựng Cầu đường. Với những trường có đào tạo ngành Xây dựng Cầu đường đều được kiểm định và cấp phép đầy đủ; do đó, học ở mỗi trường đại học sẽ có một điểm mạnh riêng.
Thế nhưng; khi nhắc đến “ngành Xây dựng Cầu đường nên học ở đâu?” thì mọi người thường nhắc đến các địa chỉ sau:
- Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
- Trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng
- Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghệ Giao thông vận tải
- Trường Đại học Giao thông vận tải
- Trường Đại học Xây dựng
- Trường Đại học Duy Tân
Xây dựng Cầu đường đang là ngành nghề mũi nhọn của lĩnh vực Xây dựng được nhà nước đặc biệt quan tâm, phát triển. Từ những thông tin về khối xét tuyển, chương trình học và địa chỉ đào tạo ngành Xây dựng Cầu đường đã được trình bày ở bài viết trên; hi vọng sẽ hữu ích với những ai quan tâm đến chuyên ngành này.
Pingback: Các trường xét học bạ ngành Xây dựng Cầu đường | Ngành Xây dựng Cầu đường