Đặc thù ngành Xây dựng Cầu đường

Xây dựng Cầu đường là ngành học thuộc nhóm ngành Xây dựng nói chung. Cũng giống như các ngành học các, ngành Xây dựng Cầu đường cũng có những đặc thù ngành nghề riêng biệt mà không thể tìm thấy ở bất cứ ngành nào khác. Nếu bạn đang quan tâm đến ngành học này và muốn xét tuyển vào ngành Xây dựng Cầu đường nào năm sau thì hãy đọc bài viết này để hiểu hơn về đặc thù ngành Xây dựng Cầu đường.

Đặc thù ngành Xây dựng Cầu đường
Đặc thù của ngành Xây dựng Cầu đường

Nhu cầu ngành nghề

Theo thống kê và những số liệu thực tế do Viện chiến lược và Phát triển Giao thông vận tải, Bộ Giao thông vận tải công bố thì dự báo nhu cầu nguồn nhân lực cần cho sự phát triển của ngành Xây dựng Cầu đường trong những năm tới là rất lớn.

Với khối ngành Xây dựng Cầu đường:

– Lượng vận tải: Ước tính đến năm 2030, tổng sản lượng vận tải khoảng 2.500 tỷ tấn.km (tương đương 4,3 tỷ tấn hàng hóa), 667 tỷ hành khách.km (tương đương 14 tỷ lượt hành khách)

– Hiện nay cả nước mới có gần 600 km đường cao tốc. Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đang xây dựng đề án đầu tư hệ thống đường cao tốc với nhiều giải pháp quyết liệt mang tính đột phá để đến năm 2020, cả nước có 2500 km cao tốc. Như vậy từ nay 2016 đến 2020 mỗi năm ngành GTVT cần xây mới mỗi năm 500 km đường cao tốc trên cả nước.

– Bộ GTVT đang xây dựng đề án đầu tư hệ thống đường cao tốc với nhiều giải pháp quyết liệt mang tính đột phá để đến năm 2020, cả nước có 2.500 km cao tốc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

– Hệ thống hạ tầng giao thông của nước ta hiện nay còn thiếu về khối lượng và chưa đáp ứng được nhu cầu hiện đại hóa giao thông vận tải mà xã hội phát triển đòi hỏi. Như vậy tiềm năng phát triển ngành GTVT nói chung và ngành Xây dựng giao thông, xây dựng đường bộ nói riêng còn rất lớn, cùng với đó là nhu cầu về nhân lực (chuyên gia, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật giao thông…) để phát triển GTVT cũng rất lớn.

ngành Xây dựng Cầu đường
Sự phát triển của ngành Xây dựng Cầu đường

Cơ hội nghề nghiệp và vị trí làm việc sau tốt nghiệp

Người học sau khi tốt nghiệp ngành Xây dựng Cầu đường có thể làm việc ở vị trí kỹ sư tại các doanh nghiệp xây dựng; Công ty tư vấn; Ban quản lý dự án; Trung tâm kiểm định đánh giá chất lượng công trình cầu đường bộ; Viện nghiên cứu; Giáo viên giảng dạy trong các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;…

Dễ dàng nhận thấy cơ hội việc làm ngành Xây dựng Cầu đường rất rộng mở; cụ thể người học có thể tham khảo những công việc như:

– Tổ chức công tác đo đạc khảo sát thu thập số liệu cần thiết cho thiết kế công trình cầu đường bộ

– Thiết kế; thiết kế thi công;

– Chỉ đạo tổ chức thi công xây dựng công trình: Cầu, Đường giao thông, hệ thống thoát nước, hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị, san lấp mặt bằng…;

– Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng công trình cầu đường bộ;

– Lập, tổ chức thực hiện, quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình cầu đường bộ;

– Quản lý khai thác, kiểm định chất lượng công trình cầu đường bộ

– Sử dụng ngoại ngữ, công nghệ thông tin để nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả tiến khoa học – công nghệ trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng cầu đường bộ.

làm việc sau tốt nghiệp ngành Xây dựng Cầu đường
Cơ hội nghề nghiệp và vị trí làm việc sau tốt nghiệp ngành Xây dựng Cầu đường

Nhìn nhận một cách khách quan; ngành Xây dựng Cầu đường mang nhiều đặc điểm riêng biệt, do đó tính đặc thù rất cao. Từ đó để thấy vai trò của ngành học này đối với xã hội là vô cùng quan trọng nên nhu cầu nhân lực luôn trong tình trạng khan hiếm. Nếu bạn thực sự đam mê với nghề và có đủ khả năng thì bạn hoàn toàn có thể trúng tuyển vào các vị trí quan trọng với mức thu nhập “khủng”.