Tin tức ngành nghề
Những điều cần biết về ngành Xây dựng Cầu đường tại ĐH Duy Tân
Năm 2022; Đại học (ĐH) Duy Tân tiếp tục tuyển sinh ngành học truyền thống lâu năm chuyên ngành Xây dựng cầu đường với nhiều phương thức giảng dạy tiến bộ. Vậy bạn đã hiểu gì về ĐH Duy Tân cũng như các chuyên ngành Xây dựng ở đây? Hãy cùng theo dõi bài viết này để khám phá những điều cần biết về ngành Xây dựng Cầu đường tại ĐH Duy Tân nhé!
Tổng quan ngành Xây dựng Cầu đường
Ngành Xây dựng Cầu đường là chuyên ngành đào tạo nguồn nhân lực am hiểu về thiết kế, xây dựng để góp phần tạo nên những cây cầu độc đáo; những con đường sạch đẹp và những công trình bền vững; có tính thẩm mỹ cao. ĐH Duy Tân đặc biệt chú trọng đầu tư hợp tác quốc tế để mang về những chương trình tiên tiến có chất lượng hàng đầu trên thế giới.
Tiêu biểu là hợp tác với ĐH Bang California ở Fullerton và Cal Poly, San Luis Obispo (CSU – CalState) để triển khai các chương trình tiên tiến đầu tiên và duy nhất cho đến nay về ngành Kiến trúc và Xây dựng tại khu vực miền Trung Việt Nam từ rất sớm trong năm 2010.
ĐH Bang California ở Fullerton là trường lớn nhất hệ thống ĐH Bang California; trong khi Cal Poly, San Luis Obispo là 1 trong 5 trường xếp hàng đầu Mỹ về đào tạo ngành Kiến trúc ở bậc ĐH. Với việc chuyển giao từ 18 đến 21 môn học thuộc mỗi chuyên ngành từ ĐH Bang California ở Fullerton và Cal Poly, San Luis Obispo (CSU – CalState); sinh viên Duy Tân có cơ hội được tiếp cận với các kiến thức mới nhất về xây dựng cầu đường cũng như được nhận chứng chỉ quốc tế của ĐH Mỹ.
Kiến thức kỹ năng
Khi theo học ngành Xây dựng cầu đường sinh viên ĐH Duy Tân được chú trong đào tạo nhiều về những kỹ năng chuyên sâu về thiết kế và thi công các công trình cầu, đường. Ngoài những kiến thức đại cương theo quy định; sinh viên sẽ được học về Kiến trúc Công trình cầu, đường, hầm… cả trong đô thị và ngoài đô thị; học cách thiết kế, thi công, quản lý và sửa chữa các công trình cầu, đường.
Trong suốt quá trình học tập; sinh viên ngành Xây dựng cầu đường ĐH Duy Tân sẽ được tiếp cận với Mô hình CDIO (Conceive/Hình thành ý tưởng – Design/Thiết kế – Implement/Triển khai – Operate/Vận hành); đồng thời còn được thực hành sâu về nghề nghiệp, kỹ năng làm việc đội/ nhóm, tiếp cận thực tế thi công trong lĩnh vực lĩnh vực cầu đường nói riêng và ngành Xây dựng nói chung.
Liên kết doanh nghiệp – cơ hội thực tập
ĐH Duy Tân cũng mở rộng mối quan hệ hợp tác với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xây dựng nhằm đang đến nhiều hơn nữa những cơ hội việc làm cho sinh viên. Tiêu biểu có thể kể đến là mối quan hệ hợp tác với các công ty như: Công ty Cổ phần Vinaconex 25, Công ty Cổ phần Lê Minh Long, Công ty Cổ phần Xây dựng Indo Light, Công ty Xây dựng Hoàng Tú, Công ty Cổ phần TM & Đầu tư Sắc Màu Việt BlueWindow – Bluehome, Công ty Cổ phần Xây dựng Lighthouse, Công ty Cp Thành Quân…
Cơ hội nghề nghiệp chuyên ngành Xây dựng cầu đường
Sau thời gian đào tạo từ 4 đến 5 năm; sinh viên chuyên ngành Xây dựng cầu đường tại ĐH Duy Tân có thể trở thành: kỹ sư thiết kế, thẩm tra, thành viên đoàn khảo sát, tham gia chỉ đạo thi công, lập biện pháp thi công các công trình, dự án xây dựng cầu đường quy mô vừa và nhỏ… tại các công ty xây lắp, ban quản lý các công trình xây dựng cầu đường, các cơ quan quản lý nhà nước như các phòng ban Xây dựng, Sở Giao thông, Sở Kế hoạch Đầu tư, cơ quan hoạt động tài chính, kinh doanh bất động sản, các đơn vị cung ứng vật liệu, máy xây dựng…
Bằng sự đa dạng trong phương thức xét tuyển, ngành Xây dựng Cầu đường tại ĐH Duy Tân ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn thí sinh tìm hiểu và theo học. Với bài viết này, tin chắc rằng các bạn đã hiểu hơn về ngành học này, từ đó biết được bản thân có phù hợp hay không và đưa ra quyết định đúng đắn nhất.