Những môn học chuyên ngành Xây dựng Cầu đường

Ngành Xây dựng Cầu đường là một ngành đang rất hot hiện nay, một phần vì cơ hội việc làm rộng mở một phần cũng vì mức lương ở ngành này cũng thuộc dạng cao. Vậy đã có ai thực sự quan tâm ngành Xây dựng Cầu đường học gì hay những môn học chuyên ngành Xây dựng Cầu đường là gì chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

chuyên ngành Xây dựng Cầu đường
Những môn học chuyên ngành Xây dựng Cầu đường

Tố chất phù hợp với ngành Xây dựng Cầu đường

Để có thể theo học ngành Xây dựng Cầu đường cũng như đi theo công việc này lâu dài không phải là một việc đơn giản; do đó có những tố chất phù hợp với ngành Xây dựng Cầu đường là điều bạn phải có hoặc tự trau dồi được, chằng hạn:

  • Sống thực tế, giỏi về các môn tự nhiên;
  • Thích mày mò, sáng tạo;
  • Có tư duy logic và đam mê kỹ thuật, nhất là trong lĩnh vực xây dựng, giao thông;
  • Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao;
  • Có sức khỏe tốt, đủ điều kiện để làm việc lâu dài trong ngành.

Mục tiêu đào tạo ngành Xây dựng Cầu đường

Dù mỗi cơ sở đào tạo sẽ xây dựng những chương trình đào tạo khác nhau thế nhưng mục tiêu đào tạo ngành Xây dựng Cầu đường đều phải rõ ràng, cụ thể; giúp người học nhìn nhận được lộ trình học tập của bản thân. Cụ thể:

Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo ngành Xây dựng Cầu đường đào tạo người kỹ sư toàn diện có phẩm chất chính trị, có đạo đức tư cách, có sức khoẻ, có khả năng làm việc tập thể, có đủ trình độ, năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Mục tiêu cụ thể: Kỹ sư ngành Xây dựng  Cầu Đường được trang bị kiến thức cơ bản rộng, có hiểu biết sâu sắc về quy hoạch giao thông, cơ học, sức bền vật liệu, phân tích kết cấu, công nghệ và tổ chức, quản lý thi công.

đào tạo ngành Xây dựng Cầu đường
Mục tiêu đào tạo ngành Xây dựng Cầu đường

Môn chuyên ngành Xây dựng Cầu đường

Bên cạnh các môn học đại cương và thực tập thì các buổi học chuyên ngành cũng hết sức quan trọng. Đây là cơ sở giúp các bạn sinh viên ngành Xây dựng Cầu đường có được các kiến thức chuyên môn để phục vụ cho quá trình làm việc sau này. Theo đó; những môn chuyên ngành mà một sinh viên ngành Xây dựng Cầu đường phải học là:

  • Hình họa
  • Vẽ kỹ thuật 1
  • Cơ học cơ sở 1
  • Cơ học cơ sở 2
  • Sức bền vật liệu 1
  • Sức bền vật liệu 2
  • Cơ học kết cấu 1
  • Cơ học kết cấu 2
  • Các phương pháp số
  • Cơ học môi trường liên tục
  • Động lực học công trình
  • Thủy lực cơ sở
  • Vật liệu xây dựng
  • Địa chất công trình
  • Cơ học đất
  • Trắc địa
  • Kết cấu bê tông cốt thép
  • Kết cấu thép
  • Nền và móng
  • Cơ sở kiến trúc và quy hoạch đô thị
  • Máy xây dựng
  • Kinh tế xây dựng
  • Môi trường trong xây dựng
chuyên ngành Xây dựng Cầu đường
Môn chuyên ngành Xây dựng Cầu đường

Với những thông tin quý báu về ngành Xây dựng Cầu đường đã được cung cấp trong bài viết trên; tin rằng đây sẽ là một bài viết hữu ích đối với những bạn đang có mong muốn xét tuyển vào ngành Xây dựng Cầu đường. Tìm hiểu rõ về bản thân cũng như ngành nghề mơ ước chính là bí quyết giúp bạn thành công trong tương lai.